Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Khám phá Táo quân của Việt Nam và Trung Quốc

Ở mỗi một đất nước đều có một câu chuyện gắn liền với vị thần cai quản bếp núc trong mỗi gia đình.
Ông Công Ông Táo
Ông Công ông Táo, hay còn gọi là Táo quân, Táo Vương, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản bếp núc trong mỗi gia đình. Việt Nam và Trung Quốc đều có cho riêng mình những truyền thuyết khác nhau về Táo quân và ngày 23 tháng Chạp.Sự tích táo quân - kenhxaydung.vn.jpg
Ông Công Ông Táo, hay còn gọi là Táo quân được xem là vị thần cai quản bếp núc trong mỗi gia đình
Ở Việt Nam, niềm tin vào 3 vị thần bếp núc là khá phổ biến. Đa phần người Việt thường có quan niệm mỗi khi vào bếp đều có các vị thần ở bên cạnh canh chừng cho người dân được an toàn. Những vị quan này luôn quan sát mọi thứ diễn ra trong mỗi gia đình. Vào cuối năm âm lịch, vào ngày 23 cuối cùng của năm, họ từ giã mỗi nhà, cưỡi cá chép lên chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng, đấng tối cao trong thế giới thánh thần, về chuyện mỗi gia đình dưới hạ giới trong cả năm và quay trở lại mỗi nhà vào ngày 30 tháng Chạp để cùng chào đón mùa xuân mới. Vào ngày này, Táo quân được gia đình tiếp đãi những thức ăn và gia vị thơm ngon nhất và được cúng rất nhiều tiền vàng và y phục.
Người Việt quan niệm chỉ có 1 ông táo sống trong mỗi nhà cả năm, trong khi ở Trung Quốc, phần lớn lại tin rằng có tới 3 vị thần cùng nhau cai quản. Dân gian gán cho những vị thần này những cái tên gần gũi như Ông Táo, Ông Lò hay Ông Vua Bếp.

Từ truyền thuyết li kì về 3 vị Táo Quân lưu truyền ở Trung Quốc
Ngày xửa ngày xưa, khi Mặt Đất và Bầu Trời gặp nhau ở Thung lũng Thì Thầm, có một tiều phu sống trong rừng cùng người vợ yêu quý của mình. Họ rất nghèo và thường xuyên không kiếm đủ để nuôi sống gia đình. Nóng vội, cáu giận, người tiều phu hiền lành trở nên nghiện rượu, và hàng đêm lết xác về nhà trong bộ dạng say sưa bét nhè.
Vì chỉ có 2 vợ chồng sống với nhau trong túp lều tạm bợ, gã đốn củi thuê trút hết tức giận đòn roi lên người vợ. Cô vợ xấu số nhẫn nhục chịu đựng những trận đánh thậm tệ ấy suốt bao năm tháng. Đến khi không thể chịu đau được nữa, cô vợ bỏ trốn khỏi túp lều tạm và không bao giờ trở về nữa.
Khác với tín ngưỡng Việt, người dân Trung Quốc tin rằng có nhiều hơn 1 vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình.
Sự tích táo quân 1 - kenhxaydung.vn.jpgKhác với tín ngưỡng Việt, người dân Trung Quốc tin rằng có nhiều hơn 1 vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình
Hàng tuần trôi qua, người phụ nữ ấy lang thang vất vưởng trong rừng. Đói lả, kiệt sức, chân đau tóe máu, may mắn thay cô tìm đến ca-bin của 1 thợ săn. Người chủ là một người tốt bụng, mang cho người đàn bà đồ ăn và cho trú tạm qua đêm. 1 thời gian sau vì biết ơn mà 2 người lấy nhau. Quá hạnh phúc với người chồng mới, có vẻ như người phụ nữ đã quên mất cuộc hôn nhân đầu của mình.
Một ngày nọ giáp Tết, khi người thợ săn đang vắng nhà, một người ăn xin gõ cửa và cầu xin thức ăn. Hắn ta trông bộ dạng rách rưới, tóc tai bù xù và thảm hại. người phụ nữ tỏ ra thương hại và sửa soạn cho hắn 1 bữa cơm thịnh soạn. Trong khi hắn ngấu nghiến nuốt hết những thứ đồ đặt trên bàn, cô chợt nhận ra đây chính là người chồng cũ của mình. Tiếng chân quen thuộc của người chồng thợ săn càng ngày càng rõ. Trong tâm trí người đàn bà, hạnh phúc mới chớm đang ở trên bờ vực và trở nên hoảng loạn. Nhanh trí, cô giấu gã ăn xin vào đống rơm sau nhà. Người thợ săn thắng lớn ngày hôm đó và mang về nhà chiến lợi phẩm khổng lồ. Ngay khi về nhà, anh ta chuẩn bị nướng thịt mang về và hun đống rơm sau nhà, không hề hay biết có người trong đó.
Sự tích táo quân 2 - kenhxaydung.vn.jpg
Vị thần chuyên bếp núc luôn hiện hữu trong từng ngọn lửa ấm nóng trên bếp của người nội trợ

Khi người ăn xin phát đầu thấy người mình có mùi khét, phản ứng đầu tiên là hét toáng lên thật to. Nhưng sợ rằng tên thợ săn sẽ làm hại người phụ nữ tốt bụng đã cho mình ăn, gã ăn xin buộc lòng giữ im lặng.
Ngay khi đám lửa bắt đầu cháy đậm, người phụ nữ xấu số đau đớn giằn vặt và ném mình vào ngọn lửa theo chồng cũ. Người thợ săn rất đỗi ngạc nhiên và cố lôi người vợ ra những không được. Anh ta cũng ném mình vào lửa, nghĩ rằng thà chết bên nhau còn hơn là sống thiếu người vợ than yêu của mình.
Khi dân làng nghe câu chuyện đau lòng này, họ lập đền thờ 3 người nọ để tỏ lòng tôn trọng đến 3 người sống tình nghĩa phải chết trong lửa. Sau đó người đời gọi 3 người này là các Táo Quân, hay 3 vị thần Bếp Núc.

Đến sự tích Táo quân ở Việt Nam
Sự tích táo quân 4- kenhxaydung.vn.jpg
Truyền thống khấn bái Ông Táo đã có từ lâu trong tâm trí mỗi người con Việt

Truyền thống khấn bái Ông Táo đã có từ lâu trong tâm trí mỗi người con ViệtTrọng Cao có người vợ tên Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra phiền muộn, cãi vã. Một hôm, Trọng Cao giận quá, tát vợ 1 cái trời giáng. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang . Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đi ăn xin tình cờ vào đúng nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì sẽ gây hiểu nhầm mà sinh cãi cọ, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao chui vào đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà không biết nên lấy đống rơm đem ra đốt để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra sợ làm liên lụy đến Thị Nhi nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã tan thành tro bụi cùng đống rơm nên nhào vào chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết đột nhiên muốn tự vẫn, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để cứu vợ ra nhưng chết theo vợ. Sau đó, Ngọc Hoàng thấy 3 người ăn ở có tình có nghĩa nên sắc phong làm Táo quân, hay Định Phúc Táo Quân mỗi người giữ một việc. Phạm Lang làm Thổ Công – trông coi việc bếp núc, Trọng Cao làm Thổ Địa – trông coi việc nhà cửa, Thị Nhi làm Thổ Kỳ - trông coi việc chợ búa.
Kết
Sự tích táo quân 3- kenhxaydung.vn.jpg
Những nét đẹp văn hóa truyền thống đã, đang và sẽ được người Phương Đông gìn giữ đến tận mai sau
Dù truyền thuyết Ông Công Ông Táo ở các nước Châu Á là khác nhau nhưng cùng chung điểm : cúng Táo quân về trời và ăn Tết cổ truyền là những hoạt động mang đậm tính truyền thống của người Phương Đông.
Thời gian cuối năm là thời gian gia đình sum vầy, những người ở xa mong ngóng về với gia đình. Người lớn tất bật nấu nướng cúng bái, dọn dẹp bàn thờ nhà cửa từ 23 tháng Chạp, sửa soạn cho cái Tết hàn huyên trước cả tháng. Trẻ con nao nức được ăn bánh chưng, được mừng tuổi lì xì đỏ, được diện quần áo đẹp đi chơi.
Những nét đẹp văn hóa truyền thống này đã, đang và sẽ được người Việt Nam, người Trung Quốc nói riêng và người dân Châu Á nói chung gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của tổ tiên.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét