Nguyên lí cấu tạo của ván khuôn cầu thang nói chung tương tự ván khuôn dầm sàn. Ván khuôn đan thanh được tính toán và cấu tạo giống với khuôn sàn, ván khuôn dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ, dầm cuốn thang giống ván khuôn dầm bình thường. Điều chú ý là:
- Khi tính toán cũng như cấu tạo phải kể đến độ dốc của ván khuôn;
- Bố trí cây chống sao cho tiết kiệm nhất, vì tải của đan thang nhỏ nên hệ dầm đỡ ván khuôn đan thanh nên có hai lớp dầm ngang và dầm dọc sẽ tiết kiệm hơn.
- Khi chưa tháo cây chống vẫn phải đảm bảo giao thông được nên hệ cây chống cầu thang bao giờ cũng chống về hai phía của đan thang;
- Cây chống cầu thang có hai loại: chống đứng (vuông góc với mặt đất) à chống xiên ( vuông góc với đan thang). Trong đó cây chống xiên thường dài, chiếm nhiều diện tích sàn nhà và dễ trượt, nân hạn chế sử dụng.
Sau đây là một số ví dụ:
1) Mô tả khái quát ván khuôn cầu thang
2) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép gỗ kết hợp (một lớp dầm gỗ)
3) Ván khuôn cầu thang với ván khuôn tường kết hợp
a) Mặt đứng ván khuôn cầu thang chỗ tiếp giáp với ván khuôn tường.
b) Mặt cắt ván khuôn cầu thang và ván khuôn tường.
4) Phối cảnh ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống đứng), dầm gỗ.
Chú ý: cây chống đan thang bao giờ cũng chống hai bên (để dành lối đi phục vụ cho giao lên xuống các tầng trong thời gian chưa tháo cây chống.
5) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống xiên), dầm gỗ.
6) Ván khuôn cầu thang với cây chống gỗ (chống đứng)
7) Ván khuôn bậc thang
8) Phối cảnh ván khuôn bậc thang đầu tiên và dầm cuốn thang.
9) Ví dụ về ván khuôn thành bậc thang.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét