Hôm nay tôi sẽ viết về một chủ đề mà có lẽ rất nhiều người sẽ quan tâm, đó là làm thế nào đi từ tư duy đến hành động ? Một vài người bạn đã hỏi tôi “Làm thế nào để có thể biến tư duy thành hành động được ?”, nhiều người cũng đọc sách của những người thành công, nhưng không phải ai cũng biết cách hành động, vậy nguyên nhân là do đâu?
Việc biến tư duy thành hành động thực ra là do chính bản thân bạn, chính bạn phải quyết định hành động, những bước đi đầu tiên luôn là bước khó khăn nhất, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mà tôi đã thu được cũng như con đường đã giúp tôi biến tư duy thành những bước hành động đầu tiên của mình.
Trước hết chúng ta hãy xem những rào cản chính trên con đường từ suy nghĩ đến hành động là gì? Sau đây là 3 nguyên nhân chính mà tôi đã tổng kết ra được:
1. Không có động lực để hành động
2. Không biết phải hành động như thế nào.
3. Thấy có quá nhiều rào cản, khó khăn.
2. Không biết phải hành động như thế nào.
3. Thấy có quá nhiều rào cản, khó khăn.
Nguyên nhân thứ 1: không có động lực để hành động => vậy hãy tìm những nguồn tạo động lực.
Những nguồn tạo động lực sẽ đến từ môi trường xung quanh chúng ta. Môi trường tốt sẽ có những người luôn động viên, nhắc nhở, khuyên bảo bạn mỗi khi bạn không chịu làm gì hoặc làm trái những nguyên tắc. VD: mỗi khi bạn đổ lỗi cho người khác thì sẽ có người nhắc bạn là đừng đổ lỗi nữa, người thành công chịu trách nhiệm 100%, và bạn sẽ ngừng việc đổ lỗi lại; hay mỗi khi bạn có tiền và háo hức mua một chiếc xe máy thì sẽ có người nhắc nhở, phân tích hộ bạn các khả năng, vì họ là người ngoài nên sẽ tỉnh táo hơn trong lựa chọn, xem mua một chiếc xe máy hay chiếc laptop sẽ tốt hơn…
Nói tóm lại mỗi khi bạn làm trái với những tư tưởng của người thành công thì sẽ có người nhắc nhở bạn, cứ mỗi lần bị nhắc nhở bạn sẽ nhớ mãi những kiến thức đó, và khi lần sau bạn sẽ không mắc sai lầm như vậy nữa. Còn khi ở trong môi trường xấu thì họ không những k nhắc nhở bạn mà có khi còn ủng hộ bạn. Hãy nhớ lại xem, có bao giờ khi bạn kêu than với một người bạn của mình rằng cuộc đời thật bất công, thì không những họ không khuyên bạn hãy biết chịu trách nhiệm 100% với cuộc sống của mình, mà có khi họ còn kêu than hơn cả bạn.
Ngoài ra môi trường còn ảnh hưởng đến các ngưỡng của chúng ta nữa. Con người có 2 ngưỡng, đó là ngưỡng chấp nhận và ngưỡng kì vọng. Ngưỡng chấp nhận là những chuẩn mực mà bạn có thể chấp nhận đc, còn ngưỡng kì vọng là những chuẩn mực mà bạn mong muốn.
VD: bạn luôn mong muốn mức thu nhập là 100 triệu/tháng, nhưng với mức thu nhập 20 triệu/tháng bạn thấy cũng chấp nhận đc rồi, vậy mức 100 triệu sẽ là ngưỡng kì vọng và mức 20 triệu sẽ là ngưỡng chấp nhận, và nếu thu nhập của chúng ta dưới mức 20 triệu ta sẽ thấy sợ hãi ngay (vì đó là ngưỡng chấp nhận của chúng ta), chúng ta sẽ tìm mọi cách (có thể làm thêm, làm việc quần quật…) để nâng thu nhập của mình lên ít nhất là bằng hoặc trên mức 20 triệu, và đó là lý do vì sao thu nhập của chúng ta sẽ chỉ gần với mức ngưỡng chấp nhận. Do vậy một trong những cách để tăng động lực hành động là nâng cao ngưỡng chấp nhận của chúng ta lên.
Khi trước tôi dành phần lớn thời gian của tôi cho những người chưa kiếm ra tiền, những người có tư duy của những người nghèo, do đó ngưỡng chấp nhận của tôi chỉ là khoảng 5 triệu/tháng (vì chúng tôi hay nói chuyện về thu nhập khi ra trường là khoảng 5 triệu/tháng, và lúc đó chúng tôi cũng chưa ai kiếm đc tiền nên mức 5 triệu đã là lớn lắm rồi).
Nhưng khi vào một CLB tôi tiếp xúc với những bạn trẻ, bằng tuổi tôi hoặc thậm chí kém tuổi tôi mà họ có mức thu nhập hàng chục triệu/ tháng, chuyện kiếm tiền với họ thật ra cũng không khó khăn lắm, có hàng đống cơ hội để kiếm tiền, thế là suy nghĩ của tôi thay đổi, ngưỡng chấp nhận của tôi cũng nâng cao lên, bây giờ ngưỡng chấp nhận trong tương lai của tôi phải là 10 triệu/tháng, kéo theo động lực hành động của tôi cũng phải nâng lên.
Và hãy nghĩ xem, cách tôi hành động cho ngưỡng chấp nhận 5 triệu/tháng và cách hành động cho ngưỡng chấp nhận 10 triệu/tháng có khác nhau không, chắc chắn là rất khác nhau đấy.
Nguyên nhân thứ 2: không biết mình phải làm gì=> vậy hãy chơi với những người biết phải làm gì.
Nguyên nhân chính khiến cho bạn không biết mình phải hành động như thế nào là do môi trường xung quanh bạn. Khi bạn đã có những tư duy triệu phú, tư duy của những người thành công nhưng môi trường xung quanh toàn những tư duy của người nghèo, tư duy của những người thất bại; thì chính những tư duy đó sẽ kéo bạn lại trên con đường biến suy nghĩ thành hành động.
Nguyên nhân chính khiến cho bạn không biết mình phải hành động như thế nào là do môi trường xung quanh bạn. Khi bạn đã có những tư duy triệu phú, tư duy của những người thành công nhưng môi trường xung quanh toàn những tư duy của người nghèo, tư duy của những người thất bại; thì chính những tư duy đó sẽ kéo bạn lại trên con đường biến suy nghĩ thành hành động.
Hãy tưởng tượng, bạn như 1 hạt giống, lúc đầu bạn là 1 hạt giống rất bình thường, nhưng sau 1 quá trình các bạn tiếp thu những luồng tư tưởng mới, nhưng luồng tư duy của triệu phú, thì các bạn đã trở thành 1 hạt giống có thể mọc lên 1 cây đại thụ. Nhưng ngoài hạt giống tốt ra thì các bạn còn cần thứ gì để có thể trở thành 1 cây đại thụ? Đó là môi trường. Hãy thử nghĩ xem, nếu 1 hạt giống tốt, mà mọc trong 1 môi trường cằn cỗi, hằng ngày được tưới thứ nước độc hại là luồng tư duy của những người nghèo, những người thất bại thì hạt giống đó có thể trở thành 1 cây đại thụ được không ? Chắc chắn là không thể!
Nếu môi trường có những người thành công hay những người luôn hướng đến thành công thì kiểu gì cũng sẽ có người biết các cách để hành động, nếu bạn không biết cách hành động, thì hãy đi theo những người biết cách hành động, những con người của hành động, và học hỏi họ. Hãy tưởng tượng, xung quanh bạn toàn những con người của hành động, bạn chơi với họ, nhìn thấy những hành động của họ, rồi dần dần sớm muộn gì bạn cũng sẽ tìm ra cách hành động cho riêng mình. Và bởi vì họ là con người của hành động nên họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội, đương nhiên, nhiều người tìm kiếm cơ hội sẽ dễ tìm ra cơ hội tốt hơn là bạn phải đi tìm 1 mình.
Tóm lại, đơn giản là khi bạn không biết mình phải làm gì thì hãy chơi với những người biết phải làm gì.
Nguyên nhân thứ 3: thấy có quá nhiều rào cản, khó khăn => hãy biết chấp nhận khó khăn như 1 phần tất yếu trên con đường đến thành công.
Nhiều người chưa hành động mà đã tưởng tượng ra quá nhiều rào cản khó khăn, đến nỗi chùn chân không dám bước đi, họ sợ thất bại. “Nỗi sợ không phải lý do để bạn không hành động, nó chỉ là cái cớ mà thôi”. Tưởng tượng ra các khó khăn thử thách là tốt, nhưng tưởng tượng ra để ra kế sách đối phó, chứ không phải tưởng tượng ra để có cái cớ biện minh cho việc không hành động. “Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bồn chồn là bạn đang bước ra khỏi vùng thoải mái, và đó là lúc để bạn trưởng thành”; do vậy hãy cứ hành động đi, nhấc tấm thân của mình lên, động chân động tay đi, “người thành công là người biết hành động bất chấp sự lo lắng sợ hãi”.
Khi bạn gặp 1 khó khăn thì hãy tập trung vào chính mình chứ đừng tập trung vào khó khăn đó, hãy hỏi mình sẽ phải làm gì để biến khó khăn này thành cơ hội, “người thành công nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, còn người thất bại chỉ nhìn thấy khó khăn rồi bỏ cuộc”.Hãy ước mơ lớn, nhưng hãy bước những bước nhỏ thật vững chãi. Nhiều người đọc xong sách của Robert Kyiosaki, hay Donal Trump nghĩ rằng mình phải hành động thôi, phải mua Bất Động Sản ngay thôi, phải mở công ty ngay thôi; trong khi họ chưa có tí kinh nghiệm hay kĩ năng gì cả, họ không biết bắt đầu như thế nào, họ thấy quá nhiều thứ phải làm, và họ bắt đầu chán nản, bắt đầu quay lưng vào những giấc mơ luôn luôn có thể trở thành sự thật của họ.
Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, đơn giản nhất, nếu bạn muốn là doanh nhân thì hãy tập thói quen quan sát mọi người vì “doanh nhân là người phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề”. Có một chuyện như thế này, vài hôm trước khi đang đi trên đường với một người bạn của tôi, khi gặp tắc đường ở Trường Chinh người bạn đó đã hỏi tôi một câu “làm cách nào để kiếm tiền từ đám đông này nhỉ?”, đó thực sự là một cách hỏi rất hay cho những người muốn trở thành doanh nhân, hãy ghi nhớ câu nói “doanh nhân là người phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề”.
Và bây giờ đến lượt các bạn:
Vậy là các bạn đã khám phá ra 3 nguyên nhân chính khiến cho chúng ta không hành động, cũng như những cách khắc phục, nhưng muốn khắc phục đc những nguyên nhân trên thì luôn luôn đòi hỏi 1 điều, đó là chúng ta phải HÀNH ĐỘNG, do vậy cuối cùng căn nguyên sâu xa nhất của mọi việc chính là bản thân các bạn. Bài viết trên tôi chỉ có thể đưa ra cho các bạn những công cụ, biện pháp cơ bản nhất để các bạn có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên của mình, chứ tôi không thể hành động hộ bạn, việc lựa chọn có hành động hay không phải phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nguyên tắc 90/10 luôn đúng, sẽ chỉ có 10% những người đọc được bài viết này lựa chọn hành động, và những người đó chắc chắn sẽ là những người thành công.
Sau đây sẽ là vài việc các bạn phải làm NGAY BÂY GIỜ để có thể hành động, bước những bước đầu tiên trên nấc thang của thành công: hãy bắt đầu tìm hiểu những CLB về những lĩnh vực mà bạn yêu thích, và tham gia vào, đó sẽ là nơi bạn tìm ra được những người bạn dám hành động, những người bạn cùng sở thích, tư tưởng…có thể động viên, giám sát, và giúp đỡ bạn; hãy liên hệ ngay với những người mà bạn cảm thấy có thể giúp đỡ mình, những người dám hành động, hẹn họ tại nơi nào đó và nhờ họ giúp đỡ mình; Hỏi Hỏi và Hỏi, đó là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để thành công.
Đừng chần chừ nữa, hãy làm ngay đi, bước những bước đầu tiên rồi những bước tiếp theo sẽ tự nhiên hiện ra, những nấc thang đầu tiên luôn là những nấc thang khó khăn nhất. Hành động, Hành động, Hành động…sẽ có người nói bạn điên, sẽ có người nói bạn hâm, sẽ có người nói bạn là đồ dở người, đừng sợ hãi gì cả, hãy thay đổi đi, đừng ngại sự khác biệt, khi lựa chọn nằm trong nhóm 10% dân số nắm giữ 90% của cải là bạn đã lựa chọn sự khác biệt, khác biệt với nhóm 90% còn lại chỉ nắm giữ 10% của cải, tôi rất thích một câu nói “khi cảm thấy mình giống những người xung quanh, là lúc bạn phải thay đổi”. Hãy hành động đi, tạo sự khác biệt, và THÀNH CÔNG!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét