Ở các vùng quê, với quỹ đất lớn và điều kiên cho phép bạn có thể xây nhà theo ý mình dễ dàng hơn rất nhiều so với xây nhà tại thành phố, đặc biệt những khu vực có quy hoạch bởi bạn phải tuân theo rất nhiều quy định của Sở xây dựng. Hiện nay, khi xây nhà, nhiều gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây không đúng quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu. Vững Xây Cuộc Sống sẽ hướng dẫn bạn 10 dự tính khôn ngoan khi xây dựng nhà, giúp bạn tránh những rủi ro khi xây nhà.
1. Chọn địa điểm xây nhà
Việc chọn địa điểm xây nhà rất quan trọng, bởi nó quyết định đến cả căn nhà, và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến gia đình bạn. Khi mua một miếng đất xây dựng nhà bạn xem xét các yếu tố: hướng phong thủy, vị trí giao thông, cơ sở hạ tầng tại khu vực, an ninh khu vực… tham khảo giá đất của cùng khu vực trên các phương tiện truyền thông như báo giấy, báo mạng.
Trước khi mua đất cũng nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh khu vực đó, xem xét, nghiên cứu ý kiến của họ để không mua “hớ” với giá quá đắt hoặc những “thông tin ẩn” khác như đường ngập nước, nhiều muỗi có nằm trong dự án quy hoạch, di dời của nhà nước không… Đặc biệt là nên tìm hiểu thật kĩ về tình trạng an ninh của khu vực sinh sống, có gần các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trạm y tế, chợ hay không?
2. Ước tính kinh phí xây nhà
Ai cũng biết trước khi xây nhà bạn đã chuẩn bị trước một số tiền lớn, tuy nhiên khi xây có một số tình huống phát sinh mà bạn không thể lường trước được, do đó dự tính trước là điều cần thiết. Dự tính kinh phí xây dựng phần thô, kinh phí trang trí nội thất bên trong để bạn có thể “liệu cơm gắp mắm”, để tránh việc xây được nửa chừng lại dừng lại vì thiếu kinh phí.
Thông thường, một gói công trình thi công dân dụng chiếm tỷ lệ giá như sau: Một công trình nhà dân dụng sẽ được chia thành hai gói thi công: là xây thô hòan thiện, và trang trí nội thất (trong đó nội thất sẽ tùy thuộc nhiều hay ít, bình dân hay cao cấp)
- Phần xây thô hòan thiện có phần thô chiếm khỏan 60 % kinh phí tổng đầu tư gói này; và phần nhân công cộng vật tư hòan thiện sẽ là 40% còn lại.
- Về phần trang trí nội thất trung bình từ 50 triệu là chủ nhà đã có nội thất cơ bản. Sẽ tùy thuộc vào chất liệu, décor, nhu cầu… mà việc trang trí nội thất chiếm hết bao nhiêu phần trăm kinh phí làm nhà.
Và tiền dành cho công trình nên rãi đều theo tiến độ thi công, không dồn vào 1 lần. Do đó, nếu kinh phí eo hẹp thì chủ đầu tư chỉ cần tập trung phần xây thô hòan thiện, việc décor trang trí nội thất gia chủ có thể tự mình làm với số tiền còn lại và hòan thiện dần về sau (cần dùng đến đâu thì sắm sửa đến đấy).
3. Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng căn nhà của bạn cần rõ ràng để có thiết kế hợp lý nhất. Bạn muốn mặt trước buôn bán hoặc cho thuê hoặc chỉ làm phòng khách cho gia đình bạn- điều đó phải được dự tính hết sức rõ ràng.
Nhu cầu sử dụng hiện tại và thành viên tương lai như thế nào là điều bạn cần xem xét cụ thể để bố trí phòng cho hợp lý.
Nhu cầu phải theo kế hoạch cho 5-10 năm sau để dự trù các phương án bố trí phòng ốc, dự phòng việc phải thay đổi theo qui hoạch đô thị của khu vực sinh sống như về giao thông.
4. Phác hoạ căn nhà của bạn
Hơn ai hết bạn là người hiểu rõ căn nhà của bạn như thế nào, thiết kế sao để phù hợp với mục đích sử dụng của nó. Hình dung rõ ràng trước khi gặp các kiến trúc sư để họ tư vấn tham khảo thêm, bởi các kiến trúc sư có cái nhìn của họ, nếu bạn không có chính kiến riêng, sự tư vấn này có thể lệch hướng so với ý định ban đầu của bạn.
Bạn nên phác họa kỹ càng theo các gợi ý ưu tiên như sau:
• Nhu cầu cho tương lai gần (5-10 năm)
• Kinh phí đầu tư
• Công năng (Số tầng, số phòng ngủ, phòng khách, sinh hoạt chung, phòng thờ….)
• Các yếu tố phong thủy: hướng cửa, hướng bếp, ngày giờ động thổ….
5. Vấn đề pháp lý khi xây nhà
Nền đất mà bạn muốn xây đã thuộc sở hữu của bạn hay chưa? Nếu bạn mua nó hãy chắc chắn rằng không có sự tranh chấp nào cả, nếu bạn được thừa hưởng nó từ gia đình, người thân thì các thủ tục pháp lý, chuyển giao quyền sở hữu cần được hoàn tất trước khi tiến hành xây dựng.
Đặc biệt kiểm tra kỹ phần ranh sở hữu- nhất là những nhà có tường, cột chung. Điều này rất quan trọng.
6. Liên hệ với công ty kiến trúc
Các kiến trúc sư được đào tạo bài bản, họ sẽ tư vấn với bạn về căn nhà của bạn, mô tả chi tiết và thực tế căn nhà từ những ý tưởng, nhu cầu ban đầu của bạn.
Bạn không thể bắt tay vào thi công, xây dựng căn nhà của bạn nếu như không có bản mô tả của kiến trúc sư.
Vì một công trình cần có hồ sơ kỹ thuật cũng như một dự án, có thuyết minh tính toán kỹ trước. Nếu không có bước này, rủi ro sẽ rất cao và có thể để lại những hệ lũy nghiêm trọng về sau.
7. Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng được xin ở phòng Quản lý đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân phường gần nhất. Sẽ rất rắc rối khi bạn không hiểu về nghề xây dựng, các thủ tục liên quan. Đây cũng là lý do để nhiều gia đình thuê các công ty kiến trúc vì họ phụ trách luôn việc này.
8. Lựa chọn vật liệu xây dựng
Vật liệu xây nhà do bạn hoàn toàn quyết định, khi xây dựng các nhà thầu sẽ đưa ra cho bạn nhiều lựa chọn, bạn hãy tham khảo ý kiến, giá cả từ nhiều người và nhất là các kiến trúc sư, để lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
Tuy nhiên theo Vững Xây Cuộc Sống để tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn, thì bên cạnh việc tự tìm hiểu, bạn hãy chọn cho mình một nhà thầu uy tín để nhận giao trọng trách này và có được những tư vấn phù hợp nhất với ngôi nhà, cũng như điều kiện cho phép của bạn.
9. Chọn đơn vị thầu thi công
Các công ty kiến trúc sư chưa hẳn sẽ phụ trách thi công cho gia đình bạn. Để tránh tình trạng thất thoát và làm dối của các công ty chủ xây dựng thường thuê một công ty xây dựng khác. Thầu rất quan trọng nhưng đừng vội nhận lời kí hợp đồng với bất cứ nhà thầu nào, tham khảo giá cả, chất lượng của vài nhà thầu rồi đưa ra quyết định.
10. Giám sát quá trình thi công
Đừng giao phó toàn bộ quá trình thi công cho đơn vị thi công, mặc dù kiến trúc sư có giám sát giúp bạn để thi công theo đúng như mô tả ban đầu nhưng bạn và gia đình nên thường xuyên kiểm tra, để tránh gian lận, đảm bảo chất lượng căn nhà.
Những ý kiến trên chưa hoàn toàn đủ để bạn xây dựng căn nhà nhưng Vững Xây Cuộc Sống hy vọng qua bài viết này bạn hình dung cơ bản được quy trình xây dựng nhà và giúp bạn có được những tính toán khôn ngoan, hợp lý nhất.
Nguồn: Sưu tầm Internet.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét