Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

VỊ TRÍ CỦA THÀNH CÔNG


               Hình ảnh: VỊ TRÍ CỦA THÀNH CÔNG

Con đường học hành của Canvin luôn đầy rãy những thất bại, chông gai. Khi Canvin còn học trung học, thầy hiệu trưởng đã nói với mẹ cậu: “Có lẽ Canvin không thích hợp với chuyện học hành, khả năng tiếp thuc của cậu ấy kém đến nổi người khác không thể nào chấp nhận được. Thậm chí cậu còn không thể làm toán với những con số có 2 chữ số trở lên?”

Nghe câu nói đó của thầy hiệu trưởng, mẹ cậu rất buồn.

Để an ủi mẹ, Canvin rất nỗ lực học tập, nhưng kết quả chẳng mấy khả quan. Cho dù cố gắng đến mấy, cậu vẫn không tài nào nhớ nỗi những kiến thức cần nhớ.

Một hôm, khi đi ngang qua một siêu thị đang được sửa chữa, Canvin nhìn thấy một nghệ nhân đang đứng trước cửa siêu thị điêu khắc một tác phẩm nghệ thuật. Canvin cảm thấy rất hứng thú, vội đến gần, tò mò quan sát.

Không lâu sau, mẹ cậu phát hiện, chỉ cần nhìn thấy bất kì một vật liệu nào, kể cả gỗ đá, Canvin đều ngắm nghía cẩn thận, tỉ mỉ rồi miệt mài đục đẽo, chạm khắc theo ý muốn của mình cho đến khi cậu cảm thấy hài lòng. Mẹ cậu rất lo, bà không muốn con mình mải chơi mà quên chuyện học,. Còn cậu bé Canvin vẫn phải nghe theo lời mẹ tiếp tục học tập. Mặt khác cậu cũng không từ bỏ sở thích của mình, lúc nào cậu cũng muốn làm tốt hơn nữa.

Cuối cùng, Canvin đã làm mẹ thất vọng hoàn toàn: không một trường đại học nào chịu nhận cậu, đến những học viện bình thường ở địa phương cũng từ chối cậu. Mẹ nói với Canvin: “Con hãy đi theo con đường riêng của mình. Con cũng đã lớn khôn rồi, vì thế, con phải tự chịu trách nhiệm với bản thân.”

Canvin nghe mẹ nói thế, cậu hiểu trong mắt mẹ cậu là một người thất bại hoàn toàn. Cậu cảm thấy buồn. Cuối cùng, Canvin quyết định rời bỏ quê hương đi nơi khác lập nghiệp.

Nhiều năm sau đó, để tưởng nhớ một người nổi tiếng, chính quyền thành phố quyết định đo tạc bức tượng nhân vật nổi tiếng này để ở quảng trường trung tâm thành phố. Các nhà điêu khắc thi nhau đưa ra tác phẩm dự thi của mình, hy vọng tên tuổi của mình có thể gắn liền với tên tuổi của nhân vật nổi tiếng đó, đây sẽ là một niềm vinh dự và cơ hội hiếm có. Cuối cùng, tác phẩm của một nhà điêu khắc đến từ nơi xa đã được chính quyền thành phố và các chuyên gia chấp nhận.

Trong lễ khai mặc, nhà điêu khắc này nói: “Tôi muốn tặng bức tượng này cho mẹ tôi. Bởi vì lúc đi học, tôi không đạt được những thành công mà mẹ mong đợi, ngược lại, những thất bại của tôi luôn làm cho mẹ buồn rầu và thất vọng. Bây giờ, tôi muốn nói với mẹ rằng, trường đại học không có khoảng trống dành cho tôi, nhưng cuộc sống luôn dành cho tôi chỗ đứng – chỗ đứng của thành công. Điều tôi muốn nói với mẹ là, hy vọng tôi của ngày hôm nay sẽ không để mẹ thất vọng thêm một lần nữa."

Nhà điêu khắc này là Canvin. Mẹ Canvin bật khóc vì vui mừng, bà biết rằng Canvin không phải là người học kém mà chỉ có điều năm xưa bà đã không đặt Canvin vào đúng vị trí.

---------------------------------------------------------

Franklin từng nói, một vật dù quý đến mấy, nếu để nhầm chỗ, sẽ trở thành đồ bỏ đi. Trong hệ tọa độ của cuộc đời, nếu một người đứng nhầm vị trí – tức là dùng sở đoản chứ không phải sở trường của mình để mưu sinh, thì điều đó thật tệ hại. Cho nên, bạn cần chọn cho mình một vị trí có thể làm cho sở trường của mình được phát huy tốt nhất, để từ đó tạo dựng nên một cuộc sống thuộc về bạn, sinh động và tràn đầy sức sống.
Nếu bạn đánh giá một con cá dựa trên khả năng leo cây, cả đời nó sẽ tự ti vì điều đó.

(Theo "Chuyện nhỏ - Bài học lớn" - Thsuki No Kikari by Victor Borst)
Con đường học hành của Canvin luôn đầy rãy những thất bại, chông gai. Khi Canvin còn học trung học, thầy hiệu trưởng đã nói với mẹ cậu: “Có lẽ Canvin không thích hợp với chuyện học hành, khả năng tiếp thuc của cậu ấy kém đến nổi người khác không thể nào chấp nhận được. Thậm chí cậu còn không thể làm toán với những con số có 2 chữ số trở lên?”

Nghe câu nói đó của thầy hiệu trưởng, mẹ cậu rất buồn.

Để an ủi mẹ, Canvin rất nỗ lực học tập, nhưng kết quả chẳng mấy khả quan. Cho dù cố gắng đến mấy, cậu vẫn không tài nào nhớ nỗi những kiến thức cần nhớ.

Một hôm, khi đi ngang qua một siêu thị đang được sửa chữa, Canvin nhìn thấy một nghệ nhân đang đứng trước cửa siêu thị điêu khắc một tác phẩm nghệ thuật. Canvin cảm thấy rất hứng thú, vội đến gần, tò mò quan sát.

Không lâu sau, mẹ cậu phát hiện, chỉ cần nhìn thấy bất kì một vật liệu nào, kể cả gỗ đá, Canvin đều ngắm nghía cẩn thận, tỉ mỉ rồi miệt mài đục đẽo, chạm khắc theo ý muốn của mình cho đến khi cậu cảm thấy hài lòng. Mẹ cậu rất lo, bà không muốn con mình mải chơi mà quên chuyện học,. Còn cậu bé Canvin vẫn phải nghe theo lời mẹ tiếp tục học tập. Mặt khác cậu cũng không từ bỏ sở thích của mình, lúc nào cậu cũng muốn làm tốt hơn nữa.

Cuối cùng, Canvin đã làm mẹ thất vọng hoàn toàn: không một trường đại học nào chịu nhận cậu, đến những học viện bình thường ở địa phương cũng từ chối cậu. Mẹ nói với Canvin: “Con hãy đi theo con đường riêng của mình. Con cũng đã lớn khôn rồi, vì thế, con phải tự chịu trách nhiệm với bản thân.”

Canvin nghe mẹ nói thế, cậu hiểu trong mắt mẹ cậu là một người thất bại hoàn toàn. Cậu cảm thấy buồn. Cuối cùng, Canvin quyết định rời bỏ quê hương đi nơi khác lập nghiệp.

Nhiều năm sau đó, để tưởng nhớ một người nổi tiếng, chính quyền thành phố quyết định đo tạc bức tượng nhân vật nổi tiếng này để ở quảng trường trung tâm thành phố. Các nhà điêu khắc thi nhau đưa ra tác phẩm dự thi của mình, hy vọng tên tuổi của mình có thể gắn liền với tên tuổi của nhân vật nổi tiếng đó, đây sẽ là một niềm vinh dự và cơ hội hiếm có. Cuối cùng, tác phẩm của một nhà điêu khắc đến từ nơi xa đã được chính quyền thành phố và các chuyên gia chấp nhận.

Trong lễ khai mặc, nhà điêu khắc này nói: “Tôi muốn tặng bức tượng này cho mẹ tôi. Bởi vì lúc đi học, tôi không đạt được những thành công mà mẹ mong đợi, ngược lại, những thất bại của tôi luôn làm cho mẹ buồn rầu và thất vọng. Bây giờ, tôi muốn nói với mẹ rằng, trường đại học không có khoảng trống dành cho tôi, nhưng cuộc sống luôn dành cho tôi chỗ đứng – chỗ đứng của thành công. Điều tôi muốn nói với mẹ là, hy vọng tôi của ngày hôm nay sẽ không để mẹ thất vọng thêm một lần nữa."

Nhà điêu khắc này là Canvin. Mẹ Canvin bật khóc vì vui mừng, bà biết rằng Canvin không phải là người học kém mà chỉ có điều năm xưa bà đã không đặt Canvin vào đúng vị trí.

Franklin từng nói, một vật dù quý đến mấy, nếu để nhầm chỗ, sẽ trở thành đồ bỏ đi. Trong hệ tọa độ của cuộc đời, nếu một người đứng nhầm vị trí – tức là dùng sở đoản chứ không phải sở trường của mình để mưu sinh, thì điều đó thật tệ hại. Cho nên, bạn cần chọn cho mình một vị trí có thể làm cho sở trường của mình được phát huy tốt nhất, để từ đó tạo dựng nên một cuộc sống thuộc về bạn, sinh động và tràn đầy sức sống.
Nếu bạn đánh giá một con cá dựa trên khả năng leo cây, cả đời nó sẽ tự ti vì điều đó.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét