Sống nhiệt tình! Dale Carnegie thường gọi nguyên tắc này là bí mật ít ai biết đến của thành công. Nếu ai đó sống nhiệt tình, họ chính là người sản sinh năng lượng. Họ có thể bán ý tưởng và đạt được nhiều hơn mong đợi với trí tuệ tuyệt đối.
Lịch sử đã hình thành với những câu chuyện về những con người vượt qua nghịch cảnh và đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, đơn giản là vì họ đã nhiệt tình trong công việc, trong các dự án hoặc thậm chí trong cả việc sống một ngày trọn vẹn. Tôi nhớ đến Frank Bettger, một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp đầu thế kỷ 20, ông thường viết về cách lội ngược dòng trong thi đấu như thế nào. Ông chưa bao giờ sáng chói, nhưng ông luôn yêu những gì mình làm và dành hết tình cảm, tâm trí cho nó. Vẫn chiến lược ấy, ông sau đó đã trở thành một trong những người bán bảo hiểm được trả lương cao nhất thời kỳ đó.
Tôi biết nhiệt tình không phải lúc nào cũng dễ dàng có được. Đôi khi cuộc sống trở nên mất cân bằng, công việc và gia đình làm bạn thật sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có thể tạo ra nhiệt tình. Hãy thử các chiến lược sau đây:
1. Làm việc một cách vui vẻ. Rất nhiều người tự khiến mình không tốt. Họ sợ bị xem là quá sốt sắng. Một số nói rằng họ chỉ có óc thực tế vì họ không hi vọng một điều gì đó cao hơn. Tuy nhiên, tôi thấy rằng, đơn giản chỉ làm mọi việc thật nhiệt tình, mong muốn cuối cùng sẽ thành hiện thực. Những người khác sẽ để ý đến sự nhiệt tình của tôi, trở nên phấn khởi và sau đó nhiệt tình lại với tôi. Nó trở thành một vòng hoạt động tích cực.
2. Tạo ra sứ mệnh và tầm nhìn. Kinh nghiệm cho thấy người ta phấn khởi hơn khi nhìn thấy một viễn cảnh lớn lao. Ví dụ, có một lần tôi đến thăm một nhà máy quân sự và hỏi xem họ đang làm gì. Họ đã cho tôi một câu trả lời rất bài bản, nhưng mấu chốt là họ thực sự không biết những gì họ đang làm là để bảo vệ thế giới. Thực tế, họ đang sản xuất một bộ phận của hệ thống tên lửa sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh. Tôi không thể giúp nhưng tôi nghĩ họ sẽ làm việc nhiệt tình hơn để đạt được chất lượng và năng suất cao nếu họ biết được tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.
Cũng tương tự đối với các phòng ban trong công ty. Ví dụ, thường chúng ta hay bỏ qua công việc của nhân viên văn phòng. Chúng ta không nhắc các nhân viên thanh khoản rằng công việc của họ quan trọng vì nó duy trì xếp hạng uy tín công ty, tiếp theo, điều đó giúp công ty chi lợi tức ít hơn, đầu tư nhiều hơn. Khả năng làm việc của họ giúp công ty ngày càng lớn mạnh và bền vững, tạo công ăn việc làm cho chính họ và đồng nghiệp. Những công việc bình thường nhất, nếu làm tốt, thực sự có thể thay đổi cả một tổ chức.
3. Cho người khác cơ hội được nhiệt tình. Quản lý bảo trì vật tư ở một bệnh viện chỉ dừng lại ở cấp độ lớp sáu, nhưng ông đã tiết kiệm cho bệnh viện $15,000, bằng cách sáng tạo ra 1 cách mới là mở cửa các phòng phẫu thuật. Chưa bệnh viện nào quan tâm đến ý tưởng của ông, mãi cho đến khóa đào tạo này.
4. Đừng chỉ trích, oán trách hay than phiền. Và đừng cố chịu đựng những ai như vậy. Chỉ đi ra khỏi phòng và nói rằng tôi không thể để cảm xúc tiêu cực của bạn ảnh hưởng đến sự nhiệt tình của tôi. Tỉnh táo quyết định để tạo nên sự nhiệt tình tích cực.
5. Giữ vững quan điểm. Cuộc sống quá ngắn ngủi để chịu đựng những điều không hay. Hãy sống vui vẻ. Tận hưởng cuộc sống. Vui vẻ trong mọi tình huống. Luôn nhiệt tình với những cơ hội tạo nên sự khác biệt, ngay cả những hành động nhỏ nhất: nở nụ cười, giữ cửa thang máy mở, để một xe khác vượt qua. . . những hành động đơn giản này thậm chí có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác. Và đó là một điều để bạn sống nhiệt tình.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét